9 Hội Thánh Cao Đài có tổ chức Giáo hội được chính quyền công nhận về tổ chức[4] Cao Đài mười hai chi phái

  1. Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên (Quyết Định số 51/QĐ/TGCP ngày 29/7/1995 của Ban Tôn Giáo Chính phủ). Còn gọi là Hội Thánh Tiên Thiên ở Bến Tre, do Giáo sư Lê Kim Tỵ sáng lập.
  2. Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu (Quyết Định số 1562/QĐ.CT.HC.96 ngày 27/7/1996 của UBND tỉnh Cần Thơ). Còn gọi là Chiếu Minh Đàn do Ngài Ngô Văn Chiêu sáng lập.
  3. Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo (Quyết Định số 39/QĐ/TGCP ngày 02/8/1996 của Ban Tôn Giáo Chính phủ). Còn gọi là Tòa Thánh Ngọc Sắc ở tỉnh Bạc Liêu, do Chưởng Pháp Trần Đạo Quang xây dựng, tiếp nối là Ông Cao Triều Phát.
  4. Hội Thánh Truyền giáo Cao Đài (Quyết Định số 40/QĐ/TGCP ngày 24/9/1996 của Ban Tôn Giáo Chính phủ). Còn gọi là Trung Hưng Bửu Tòa tại TP. Đà Nẳng.
  5. Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh (Quyết Định số 10/QĐ/TGCP ngày 09/5/1997 của Ban Tôn Giáo Chính phủ). Còn gọi là Tòa Thánh Tây Ninh, nguồn gốc Đạo Cao Đài.
  6. Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo (Quyết Định số 26/QĐ/TGCP ngày 08/8/1997 của Ban Tôn Giáo Chính phủ). Còn gọi là Hội Thánh Bến Tre của Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương.
  7. Hội Thánh Cao Đài Bạch Y (Quyết Định số 2363/1998/QĐ-UB ngày 08/7/1998 của UBND tỉnh Kiên Giang). Còn gọi là Tòa Thánh Ngọc Kinh ở tỉnh Kiên Giang.
  8. Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý (Quyết Định số 16/2000/QĐ-TGCP ngày 14/3/2000 của Ban Tôn Giáo Chính phủ). Còn gọi là Tòa Thánh Minh Chơn Lý ở Mỹ Tho, do Phối Sư Nguyễn Văn Ca thành lập.
  9. Hội Thánh Cao Đài Cầu Kho Tam Quan (Quyết Định số 199/2000/QĐ-TGCP ngày 28/4/2000 của Ban Tôn Giáo Chính phủ). Còn gọi là Tòa Thánh Cầu Kho ở tỉnh Bình Định – Qui Nhơn.